Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Bánh bèo và loạt phiên bản độc đáo ngon khó cưỡng

Cùng một tên gọi nhưng món bánh bèo ở mỗi vùng miền lại có cách chế biến khác nhau, hương vị khác nhau.

Bánh bèo và loạt phiên bản độc đáo ngon khó cưỡng

Bánh bèo Huế


Bánh bèo Huế

Từ lâu bánh bèo đã là một món ăn đặc sản Huế được không chỉ người dân địa phương yêu thích mà rất nhiều du khách đến đây cũng muốn nếm thử ít nhất một lần. Đúng với cách "ăn hương ăn hoa" của người dân cố đô, bánh bèo được thưởng thức trong những chén nhỏ. Phần bánh vừa miệng với lớp vỏ mỏng, trắng đục, đầy ắp nhân tôm chấy, tóp mỡ, hành phi, mỡ hành trông rất bắt mắt. Cái khéo ở đây là nước chấm với đủ vị mặn, ngọt, cay rất hài hòa.

Bánh bèo Đà Nẵng


Bánh bèo Đà Nẵng

Khác với nhân tôm chấy của Huế, bánh bèo Đà Nẵng được ăn cùng với nhân ướt, thêm chút đậu phộng rang giã nhỏ, và chan nước mắm pha loãng ăn kèm. Điểm đặc biệt của món ăn này chính là phần nhân màu điều, hơi béo, được làm từ thịt nạc xay, mộc nhĩ và tôm băm nhuyễn, nấu cùng ít bột bánh pha nước tạo độ sánh.

Bánh bèo Hải Phòng


Bánh bèo Hải Phòng

Bánh bèo ở đất cảng Hải Phòng có ngoại hình giống món bánh đúc, nhưng mang hương vị đặc trưng riêng. Đó là vị bánh mềm tan, thoảng hương lá chuối, quyện cùng cái ngậy béo của nhân thịt, nước chấm hài hòa. Nước dùng từ xương được ninh kĩ hòa cùng các gia vị như tỏi, ớt, giấm tạo nên bát nước chấm đặc biệt.

Bánh bèo Nghệ An


Bánh bèo Nghệ An

Bánh bèo Nghệ An có nhiều nét tương đồng với món bánh bột lọc trần xứ Huế. Bánh bèo xứ Nghệ được làm từ bột lọc, vắt thành hình tròn dẹt, gập đôi lại để giữ nhân bên trong rồi gói lại bằng lá chuối. Khi chín, vỏ bánh trong để lộ phần nhân tôm và thịt nạc bắt mắt. Bánh sau khi làm chín sẽ ăn kèm với nước mắm pha sẵn đổ ngập lên kèm theo ít rau thơm và hành khô rắc đều trên.

Bánh bèo miền Tây


Bánh bèo miền Tây

Bánh bèo miền Tây là loại bánh ngọt, có màu xanh của lá dứa. Khi ăn, người bán cho thêm phần nhân đậu xanh, chan nước cốt dừa và rắc mè rang lên trên chiếc bánh. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị hài hòa của vỏ bánh ngọt dịu, nước cốt dừa béo ngậy và mè rang bùi thơm.


Tổng hợp

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

Hot hòn họt những ổ bánh mì có màu đen như than Quảng Ninh

Có thể nói Việt Nam là nơi duy nhất ở Đông Nam Á có những ổ bánh mì độc đáo với đa dạng màu sắc mà không kém phần thơm ngon được thực khách khắp mọi nơi trên thế giới yêu thích. Khi những chiếc bánh mì thanh long màu hồng đẹp mắt chưa kịp hạ “sốt”, thì mới đây, ở Hạ Long lại xuất hiện những chiếc bánh mì màu đen đặc trưng của mỏ than Quảng Ninh một lần nữa làm dậy sống trên mạng xã hội.

Hot hòn họt những ổ bánh mì có màu đen như than Quảng Ninh

Những chiếc bánh mì đen này là một sáng tạo của Bamimo - một cửa hàng bánh mì ở Thành phố Hạ Long được lấy cảm hứng từ những mỏ than ở đất mỏ Quảng Ninh. Bằng tình yêu mãnh liệt với những chiếc bánh mì đã gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây từ xưa, cửa hàng cửa hàng này đã tái tạo hương vị đó với hình thức đặc trưng và hương vị thân thương nhất.

Hot hòn họt những ổ bánh mì có màu đen như than Quảng Ninh

So với các dòng sản phẩm phổ thông, bánh mì bóng đêm vẫn chọn bột mì làm nguyên liệu chính. Chỉ khác ở phần trộn công thức có thêm mật mực và tinh than tre để tạo ra màu đen tuyền ở vỏ bánh. Trong đó, mực là hiện diện cho hải sản vùng biển, còn tinh than tre là sắc màu gợi nhớ cho vùng mỏ, mà không sử dụng sử dụng chất bảo quản hay phụ gia. Bánh được mô tả là có vỏ giòn, ruột mềm và một màu đen “huyền bí” từ trong ra ngoài - màu sắc đặc trưng của những mỏ than.

Hot hòn họt những ổ bánh mì có màu đen như than Quảng Ninh

Với mức giá từ 25-45k, bánh mì đen có 6 hương vị cho thực khách lựa chọn là heo quay, bò nướng phô mai, gà nướng, xíu mại tôm, chả cua bể, chả mực. Mỗi chiếc bánh đều được thêm phần sốt đặc biệt của cửa hàng.

Hot hòn họt những ổ bánh mì có màu đen như than Quảng Ninh

Bánh mì đen Bamimo có hương vị đậm đà, phần bánh thì đặc biệt và giòn thơm, mức giá cũng phải chăng so với thị trường. Đây là một món ăn độc đáo không thể bỏ lỡ khi du lịch Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung.


Tổng hợp

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

Đảo Lý Sơn và những điều thú vị có thể bạn chưa biết

Lý Sơn từ lâu đã được ví như "viên ngọc quý" của vùng đất Quảng Ngãi, được các tín đồ du lịch phong cho hàng loạt danh hiệu như đảo Jeju hay Maldives phiên bản Việt.

Đảo Lý Sơn và những điều thú vị có thể bạn chưa biết

Được hình thành từ 5 ngọn núi


Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cách đây hàng triệu năm đảo Lý Sơn được hình thành với 5 ngọn núi dạng bát úp gồm: Giếng Tiền, Thới Lới, Hòn Sỏi, Hòn Vung và Hòn Tai.

Núi Thới Lới là ngọn núi lửa lớn nhất trên đảo Lý Sơn


Trong 5 ngọn núi hình thành nên đảo Lý Sơn, núi Thới Lới là ngọn núi lửa lớn nhất trên đảo Lý Sơn với độ cao 169m so với mực nước biển và được xem là núi toàn đá. Đỉnh núi là một “lòng chảo” khủng lồ.

Nhìn từ miệng núi lửa này, cánh đồng tỏi Lý Sơn vào vụ đẹp như một bức tranh với nhiều mảng màu đỏ - trắng rất bắt mắt. Màu đỏ là lớp đất bazan được lấy từ các miệng núi lửa về rải lên đồng tỏi, màu trắng là lớp cát được lấy từ biển về “bón lót” trước khi đặt những tép tỏi giống xuống đất, còn màu xanh là những luống cây phân định các bờ thửa bờ vùng.

“Lòng chảo” Thới Lới là nơi dự trữ nước ngọt của đảo


Lòng chảo của miệng núi lửa Thới Lới được tận dụng xây dựng thành hồ chứa nước ngọt với dung tích 270m3. Để làm được điều này, tỉnh Quảng Ngãi đã xây đập ngăn dài 202m, cao 11m, rộng 1.6m. Hồ chứa nước Thới Lới hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 5/2012. Đây là công trình mang ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nguồn nước ngọt trên đảo khá khan hiếm.

Đảo Lý Sơn là một khu bảo tồn biển đa dạng hệ sinh thái, các loài thủy sinh phong phú


Đến nay, các nhà khoa học ghi nhận vùng biển xung quanh đảo Lý Sơn có 92 loài san hô, 45 loài động vật thân mềm, một số loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam… Ngoài ra, thiên nhiên còn ban tặng cho Lý Sơn sản vật hành, tỏi nổi tiếng, một trong những đặc sản của tỉnh Quảng Ngãi được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Nơi lưu lại nhiều bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam


Ngoài giá trị về thắng cảnh và du lịch thì Lý Sơn còn được biết đến là nơi lưu lại nhiều bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam. Những bằng chứng vật thể và phi vật thể còn lưu lại hàng trăm năm qua tại Lý Sơn đã chứng tỏ Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của Tổ quốc.

Một số trạm radar ở đây là do Hải quân Hoa Kỳ đặt


Trong chiến tranh Việt Nam, Lý Sơn là địa điểm mà Hải quân Hoa Kỳ đặt trạm ra đa để quan sát hoạt động của tàu thuyền dọc theo bờ biển Việt Nam. Ngày nay các trạm radar, như trạm rađa tầm xa N50, của Hải quân Việt Nam vẫn hoạt động trên đảo này. 


Tổng hợp

Bài đăng phổ biến